Nhụy hoa nghệ tây (saffron) còn được biết đến là sợi vàng đỏ, thứ gia vị đắt nhất thế giới với nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe và sắc đẹp. Vậy nhụy hoa nghệ tây có tác dụng gì, tại sao lại đắt đỏ và quý giá đến vậy? Hãy cùng chuyên trang tìm hiểu về công dụng, cách dùng và tác dụng phụ của loại thảo dược này.
Giới thiệu Nhuỵ hoa nghệ tây
Nghệ tây có tên khoa học là Crocus sativus. Nó là một loài thực vật thuộc họ Diên vĩ, được Carl Linnaeus mô tả lần đầu năm 1753. Nghệ tây là thực vật một lá mầm xuất xứ từ Tây Nam Á. Loài này từ đó lan truyền khắp Lục địa Á – Âu. Tiếp đến các khu vực của Bắc Phi, Bắc Mỹ, và Châu Đại Dương.
Nghệ tây, một loài hoa màu tím nở chỉ một đến ba tuần vào mùa thu mỗi năm. Thường vào khoảng từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Khi hoa nở thì phải được thu hoạch ngay trong ngày. Nếu để hoa héo, chất lượng saffron sẽ sụt giảm.
Hoa phát triển tốt ở những nơi có ánh nắng mặt trời đầy đủ. Mỗi cây có vòng đời khoảng 7 -10 năm. Nhuỵ hoa nghệ tây nằm ở trung tâm hoa và phải được hái bằng tay. Nhuỵ hoa màu đỏ tươi có bản mỏng, chứa buồng trứng. Saffron có chiều dài thay đổi khoảng từ 15 mm đến 30 mm.
Thu hoạch nhuỵ hoa
Hoa nghệ tây là một thể tam bội, không tự tương thích và không sinh sản hữu tính. Mỗi bông hoa có 3 nhuỵ. Nhuỵ cần được hái vào buổi sáng trước khi mặt trời lên. Sấy gió trong khoảng 30 phút đến khi nhuỵ hoa co lại khoảng 1/3 so với hoa tươi. Người ta ước tính, để có 1 pound (khoảng 0.45 kg) cần đến hơn 200.000 bông hoa tươi.
Bên cạnh công dụng của saffron trong sức khoẻ và thẩm mỹ, việc trồng trọt, thu hái thủ công cũng góp phần làm saffron thành một loại dược liệu quý. Giá trị ước tính cho 1 kg saffron vào khoảng 3000 USD.
Thành phần hoá học
Thành phần mang hoạt tính sinh học chủ yếu của saffron là crocin, safranal, picrocin và crecetin. Ngoài ra nhuỵ hoa còn chứa nhiều chất vi thể như vitamin B2, B1, A,… Người ta cũng tìm thấy sự hiện diện một số khoáng chất như Mn, Fe, K, Mg,… Các hợp chất này tạo nên màu sắc và mùi vị của nhuỵ hoa nghệ tây.
Tinh dầu nghệ tây với hơn 150 chất thơm dễ bay hơi. Trong đó thành phần chính là safranal (mùi thơm), picrocrocin (vị đắng) và crocin (màu sắc). Các carotenoid và terpen khác có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa.
Các cách phân loại Saffron phổ biến trên thế giới hiện nay
Rất nhiều người tiêu dùng không biết rằng, thực tế có nhiều loại Saffron khác nhau với chất lượng và giá thành khác nhau. Vậy nhuỵ hoa nghệ tây có mấy loại? Dưới đây Saffron Vietfarm sẽ gửi đến bạn đọc cách phân biệt các loại Saffron chuẩn xác nhất.
Theo tiêu chí nguồn gốc xuất xứ
Chất lượng nhuỵ hoa nghệ tây phụ thuộc rất lớn đến vùng miền canh tác. Cây nghệ tây thích hợp nhất với thời tiết và khí hậu cũng như thổ nhưỡng ở các nước khu vực Địa Trung Hải.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Saffron có nguồn gốc khác nhau như Hy Lạp, Iran, Maroc, Kashmir,…
Song, phần lớn thị trường nhuỵ hoa nghệ tây Iran với thị phần chiếm đến 90%, đây còn được xem là kinh đô Saffron của thế giới. Tuy nhiên, Saffron Tây Ban Nha lại được đánh giá là loại Saffron tốt nhất thế giới.
Theo phương thức canh tác nhuỵ hoa nghệ tây
Có 3 hình thức canh tác nuôi trồng cây nghệ tây chính, dẫn đến chất lượng khác nhau mà bạn đọc cần chú ý, gồm có:
- Saffron hữu cơ (Organic): Sản xuất từ cây nghệ tây sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, hoàn toàn không dùng phân bón vô cơ, chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng. Quy trình nuôi trồng được kiểm soát nghiêm ngặt cho hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, là loại đắt giá nhất hiện nay.
- Saffron tự nhiên: Là nhuỵ hoa nghệ tây thu hoạch từ cây nghệ tây sinh trưởng tự nhiên, không qua chăm sóc. Do đó, chất lượng không được kiểm soát, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện môi trường, được đánh giá cao vì an toàn và giá thành phải chăng.
- Saffron thông thường: Được nuôi trồng bởi những hộ dân nhỏ lẻ, có kiểm soát về liều lượng hoá chất, thuốc trừ sâu nhưng quy trình thu hoạch khó kiểm soát, chất lượng không đồng nhất, giá thành rẻ hơn.
Theo chiều dài sợi nhuỵ
Phân loại Saffron theo chiều dài sợi – Cách phân loại phổ biến nhất
Đây là cách đánh giá chất lượng nhuỵ hoa nghệ tây phổ biến nhất và dễ dàng nhất hiện nay. Hiện nay, Saffron được phân loại thành 5 loại chính, chất lượng xếp theo thứ tự, bao gồm:
- Negin: Đây là loại Saffron nguyên chất cao cấp nhất, đắt đỏ nhất, sợi Saffron đã loại bỏ phần chân nhuỵ màu vàng, giữ nguyên vẹn phần thân nhuỵ màu đỏ đậm, hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Trong đó, dòng Negin được chia thành các loại gồm: Loại cao cấp (Super Negin) sợi to, tơi, có mùi mật ong hoa cỏ, vị hơi ngọt. Loại trung cấp hơi teo nhỏ, màu đỏ sậm hơn. Loại bình dân sợi teo nhỏ, màu tối sẫm, mùi không thơm đậm bằng loại cao cấp.
- Sargol (All-red): Sợi ngắn và mảnh hơn Negin, cắt bỏ hoàn toàn phần chân vàng, chỉ lấy phần nhuỵ màu đỏ phía trên, phần chân và đầu sợi bằng nhau. Sargol có màu đỏ đậm, cường độ màu sắc cao nhưng không thơm và nhiều dưỡng chất như Negin.
- Pushali (Poushali): Sợi được lấy từ đầu nhuỵ đỏ đến dưới cuống vàng 1 – 3mm, dẫn đến trọng lượng nặng hơn nhưng chất lượng và dược tính kém hơn.
- Bunch (Dasteh): Giữ nguyên chiều dài của sợi từ đầu đỏ đến cuối gốc với lượng lớn phần cuống vàng không có giá trị dược tính. Loại Bunch thường được bó thành bó nhỏ, khó kiểm tra chất lượng sợi bên trong.
- Konj (Konge): Là phần cuống sợi nhuỵ màu vàng được cắt từ loại Negin và Sargol. Do không có dược tính nên còn được gọi là Saffron trắng, thường dùng để pha trà. Song nhiều nơi nhuộm màu và tẩm hương để pha trộn cùng với các loại Sargol hoặc Negin để đánh lừa người mua.
Theo tiêu chuẩn đánh giá
Hiện nay, chất lượng Saffron được phân loại định lượng dựa trên số liệu và tiêu chuẩn được quy định chuẩn hoá rõ ràng. Người tiêu dùng khi chọn mua Saffron cần tìm hiểu kỹ lưỡng sản phẩm đối chiếu theo bộ tiêu chuẩn này.
ISO 3632 hiện đang là tiêu chuẩn duy nhất được Tổ chức tiêu chuẩn hoá ISO thừa nhận được dùng để đánh giá chất lượng Saffron, áp dụng cho toàn thế giới.
Bộ tiêu chuẩn ISO 3632 giúp người dùng phân biệt các loại Saffron dễ dàng nhất, áp dụng với cả 3 dạng gồm sợi nguyên bản, sợi đã cắt và dạng bột. Đồng thời phân tích nồng độ hoạt chất tạo màu sắc – hương thơm – mùi vị Saffron, những hoạt chất tạo nên giá trị của Saffron.
(Còn tiếp ….)